Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

Bức tranh thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

Giai đoạn 2 năm 2020 và 2021 (Sau Covid – 19) là giai đoạn nhiều thách thức và khó khăn trong chặng đường chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh hồi phục nền kinh tế sau những ảnh hưởng của Covid – 19. Cùng trong thời gian này, xu hướng tiêu dùng của khách hàng đã có những thay đổi nhất định.

Sự thay đổi về thói quen người tiêu dùng

Tính đến tháng 4/2022, Việt Nam hiện có tổng dân số gần 99 triệu dân. Trong có có đến 72,10 triệu người dùng Internet, tương ứng với 73,2%. Đây là tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ trung bình thế giới (chỉ 62,5%).

Và trong giai đoạn đại dịch Covid – 19 đến nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng phụ thuộc vào các nền tảng số, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen tiêu dùng và mua sắm của họ. Đó cũng là lý do kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, hệ thống làm việc và quản lý từ xa, digital marketing,…
Đánh giá thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam so với các nước Đông Nam Á

Có đến 74% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận định rằng chuyển đổi số trong giai đoạn này là việc bắt buộc để cải thiện hiệu quả kinh doanh, năng suất làm việc nhằm phục hồi hậu kinh tế.
Theo đó, Việt Nam hiện đang có chỉ số phương thức thanh toán (là một chỉ số quan trọng để thúc đẩy sự thay đổi nền kinh tế số mới) đang ở mức yếu so với các nước trong khu vực. Cụ thể, tỷ lệ này chỉ đạt ở mức 22%, thua xa Thái Lan (62%), Malaysia (76%),… và chỉ hơn 2 nước ở mức độ chênh lệch không quá cao là Lào (12%) và Campuchia (1%). Vì vậy, muốn đuổi kịp nền kinh tế của các nước khác, doanh nghiệp cần cùng nhà nước tích cực trong chặng đường chuyển đổi số.
Thực trạng chuyển đổi số hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong quá trình phục hồi, mở rộng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành triển khai từ sớm và nhận về những kết quả khả quan. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo chủ trương của nhà nước
Cụ thể, theo VCCI, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp hiện có, với trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn còn thấp, có đến 80% – 90% máy móc hiện đang sử dụng là nhập khẩu và gần 80% vẫn đang sử dụng công nghệ cũ từ những năm 1980 – 1990 hoặc quản lý thủ công. Đây chính là thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam cần được khắc phục và đẩy mạnh hơn nữa.
Cũng trong tháng 4/2022, Cisco đã công bố báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” được thực hiện với 1.340 doanh nghiệp tại khu vực, trong đó có 50 doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi số như: thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), nền tảng công nghệ chưa đủ mạnh để cho phép chuyển đổi số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc gặp khó khăn về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)…

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam vẫn còn yếu hơn so với các nước trong khu vực
Dù vậy, một tín hiệu khả quan trong báo cáo chỉ ra răng, các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn đầu tư công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%). Trong đó, điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất.
Để chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công, các nhà lãnh đạo cần phân tích và có chiến lược sử dụng hệ thống cũng như lộ trình phù hợp nhằm tránh vết xe đổ của các doanh nghiệp trước đó.
Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp 2022

Tự động hóa mô hình kinh doanh
Tự động hóa quy trình kinh doanh là việc sử dụng phần mềm phù hợp để tự động hóa các công việc lặp lại chiếm nhiều thời gian của nhân viên. Các hệ thống tự động hóa mô hình kinh doanh sẽ có xu hướng phức tạp, được kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin doanh nghiệp, được điều chỉnh cụ thể theo yêu cầu của từng công ty
Theo thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay, đây là xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tiên với những ảnh hưởng tích cực tác động trực tiếp vào quy trình quản trị và vận hành:
Tăng năng suất làm việc khi nhân viên được loại bỏ bớt thời gian thực hiện những công việc lặp lại nhàm chán 
Rút ngắn thời gian chờ đợi, tăng độ trải nghiệm cho khách hàng
Dễ dàng mở rộng và quản lý kinh doanh một cách có hệ thống 

Các giải pháp không tiếp xúc và thanh toán kỹ thuật số 

Các loại ví điện tử, ngân hàng số thông minh hiện nay phát triển mạnh mẽ là sự minh chứng rõ nhất cho sự thay đổi tiêu dùng thanh toán kỹ thuật số.
Theo như biểu đồ báo cáo của Statista, giá trị giao dịch trong cả 2 phân khúc thương mại điện tử và thanh toán qua POS di động của Việt Nam đều đang ở mức cao, dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt mức tăng ấn tượng trong thời gian sắp tới (2025). Qua đó, các chuyên gia cũng dự kiến đạt 19,5 tỷ đô la cho thương mại kỹ thuật số và gần 4 tỷ đô la Mỹ cho phương thức thanh toán POS di động đến năm 2025.
Các loại ví điện tử cũng theo đó nổi lên, trở thành phương thức thanh toán thông dụng. Vì vậy, để nâng trải nghiệm người dùng, các doanh nghiệp cần có chiến lược đưa các hình thức toán toán không tiền mặt vào, đồng thời tích hợp với kế toán để dễ dàng trong việc quản lý.
Sự bùng nổ của nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)

Khách hàng trở thành trung tâm cho mọi chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số. Vì vậy, sử dụng các hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng là điều cần thiết với mọi công ty.
Các nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là nguồn dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp có thể tận dụng trong quá trình xây dựng những chiến dịch truyền thông, marketing và chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh đó, sử dụng hệ thống dữ liệu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng theo hướng cá nhân hóa, từ đó để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khách hàng
Ngoài ra, hệ thống CDP còn có ích với những bộ phận liên quan như: chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm, ngân hàng, công nghệ thông tin.
Điện toán đám mây

Hiện nay, điện toán đám mây đã trở thành thuật ngữ quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Bởi thông qua công nghệ này mà các hệ thống quản lý doanh nghiệp được xây dựng và ngày càng cải tiến, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng:
Chủ động kiểm tra và phát triển website, ứng dụng
Thuận lợi thu thập dữ liệu, phân tích và vận hành Big Data.
Lưu trữ dữ liệu website thông qua Cloud Server
Chia sẻ dễ dàng các dữ liệu thông qua những nền tảng như: Google Drive, Dropbox, Shutterstock,… Từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng
Điện toán đám mây cũng giúp điều chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp, chỉ thanh toán những dịch vụ cần thiết cho quá trình vận hành của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí triển khai. 
Bên cạnh đó, công nghệ này cũng hỗ trợ các nhân viên làm việc từ xa một cách thuận lợi. 
Mô hình làm việc kết hợp - Hybrid Work

Sau mùa dịch Covid – 19, nhiều doanh nghiệp đã triển khai mô hình làm việc kết hợp tại nhà và văn phòng tạo sự linh động hơn cho môi trường làm việc của nhân viên. Mô hình này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều nhân viên. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, người sử dụng lao động lại có xu hướng chưa muốn triển khai sâu rộng mô hình làm việc này với lý do không kiểm soát được năng suất làm việc.
Ở thời điểm hiện tại, mô hình này đã không quá xa lạ tại các tập đoàn đa quốc gia. Họ đã bước đầu định hình được xu hướng này và có sự thay đổi trong góc nhìn của tổ chức trong thời gian gần đây. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của nhân viên, vừa giải quyết các vấn đề gặp phải trong quản lý của doanh nghiệp, bạn có thể cân nhắc triển khai các công vụ và hệ thống áp dụng các công nghệ mới như: giám sát tiến độ từ xa, quản lý dự án, quản lý tài liệu và công tác với khách hàng,…nhằm bắt kịp xu thế thế giới.
Ứng dụng phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp

Trước nhu cầu và thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam, phân tích dữ liệu hiện nay đã trở thành chìa khóa mở ra bức tranh tổng quát về khách hàng,  tình hình thị trường. Từ đó tạo tiền đề cho những ý tưởng sáng tạo, những chiến lược truyền thông đúng đắn mang về hiệu quả doanh số cho doanh nghiệp. Theo dữ liệu từ MicroStrategy, 90% người tham gia khảo sát cho rằng dữ liệu và phân tích là yếu tố quyết định trong nhiều đề xuất chuyển đổi số.
Những lợi ích khi ứng dụng hệ thống phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp:
Có được bức tranh toàn cảnh về khách hàng nâng cao khả năng chốt hợp đồng
Tạo ra những lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ trên thị trường
Kịp thời đưa ra chiến lược phù hợp với nhu cầu thị trường.
Từ những lợi ích trên, các doanh nghiệp cần xem xét cho khoản ngân sách xây dựng hệ thống tích hợp dữ liệu với giao diện linh động phục vụ cho việc phân tích số liệu.
Có thể nói, chuyển đổi số đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo cần phân tích đến các yếu tố để chuyển đổi số và chọn những phương án phù hợp. 
Tuy nhiên, nếu mỗi bộ phận hoặc mỗi phương án bạn chọn một hệ thống, sau một khoảng thời gian sẽ khiến quy trình không được thống nhất, dữ liệu không đồng bộ dẫn đến mất thời gian, tốn kém chi phí bảo trì hệ thống. Vì vậy, doanh nghiệp cần chọn hệ thống tích hợp đầy đủ các yêu cầu của bạn chẳng hạn như Odoo.