Yếu tố và các công nghệ quyết định chuyển đổi số thành công

Trong giai đoạn công nghệ 4.0 hiện nay, khá nhiều công nghệ và giải pháp quản lý, kinh doanh được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành công trong công cuộc chuyển đổi số, nhà lãnh đạo cần lựa chọn các phương án phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.

Yếu tố quyết định chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp

Để chuyển đổi số thành công, ngoài công nghệ, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau: 

Khách hàng 

Tuy khách hàng không trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng là một trong những đối tượng hưởng lợi chính từ việc chuyển đổi số của doanh nghiệp. Vì vậy, để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành, doanh nghiệp cần giải quyết được các vấn đề sau:

Nhu cầu, kỳ vọng, sở thích của khách hàng ở tất cả các phân khúc và thị trường là gì? Doanh nghiệp cần làm thế nào để tiếp cận và tương tác với họ và thấu hiểu mong muốn, hành vi mua sắm.

Khách hàng hài lòng là yếu tố chính quyết định sự thành công của chuyển đổi số 
Hành trình quyết định mua hàng, giai đoạn nào quan trọng, yếu tố nào khiến họ chọn thương hiệu này mà không chọn thương hiệu khác

Chuyển đổi số sẽ tác động đến thói quen mua sắm của khách hàng thế nào?

  • Khi khách hàng có vấn đề cần hỗ trợ, doanh nghiệp cần làm gì để hỗ trợ nhanh và hiệu quả nhất, không để sai sót. 

  • Làm thế nào để phát triển đa kênh mua sắm nhằm tăng điểm chạm trong hành trình mua sắm của khách hàng.

  • Tìm ra đặc tính khách hàng ở từng phân khúc, yếu tố nào sẽ khiến họ hài lòng

Chiến lược và người lãnh đạo

Chuyển đổi số không phải là “cây đũa thần” giúp doanh nghiệp “một bước lên mây”. Quá trình thành công trong công cuộc chuyển đổi số còn phụ thuộc phần lớn vào người lãnh đạo và chiến lược được đề ra. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần lưu ý các vấn đề sau: 

  • Có tầm nhìn rõ ràng về quá trình chuyển đổi số dài hạn và thúc đẩy toàn thể công ty thực hiện.

  • Đảm bảo chuyển đổi số được đặt lên ưu tiên hàng đầu và là trung tâm trong mọi chiến lược hoạt động của công ty.

  • Có những cuộc họp mở nhằm khuyến khích nhân viên góp ý thêm các sáng kiến chuyển đổi số. Đặc biệt chú trọng về trải nghiệm khách hàng và mối quan hệ giữa nhân viên - khách hàng - đối tác. 

Mô hình và sản phẩm kinh doanh

Mô hình kinh doanh và sản phẩm/ dịch vụ đều là đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Vì vậy, nhà lãnh đạo cũng cần xác định và giải quyết các vấn đề sau:

  • Mô hình kinh doanh của đối thủ đã có những chuyển đổi số nào chưa? Mô hình kinh doanh khi chuyển đổi số của doanh nghiệp mình so với đối thủ có cải tiến nào không?

  • Trong quá trình chuyển đổi số, làm thế nào để doanh nghiệp kết nối các sản phẩm/dịch vụ hiện tại tích hợp thêm các yếu tố công nghệ thông minh.

  • Tận dụng các dữ liệu để phân tích số liệu một cách hiệu quả và từ đó đưa ra các chiến lược tạo ra doanh thu trực tiếp từ các dữ liệu đó

Nền tảng công nghệ 

Công nghệ là yếu tố không thể thiếu quyết định sự thành bại của quá trình chuyển đổi số. Do đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý các vấn đề sau: 

  • Công ty đã trang bị đủ thông tin và kinh nghiệm với nền tảng công nghệ số mới chưa?

  • Hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp có đủ an toàn và bảo mật với các cuộc tấn công mạng không? Đã có biện pháp phòng ngừa khi có sự cố chưa?

  • Cơ sở hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp đã có sẵn các hệ thống, ứng dụng và công cụ nào chưa? Nếu có thì chúng có được thống nhất nhằm dễ dàng theo dõi không.


Công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố con người. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng vào các yếu tố sau để xây dựng đội ngũ nhân sự tốt trong giai đoạn chuyển đổi số:

  • Làm rõ những kỹ năng và năng lực cần được yêu cầu và đào tạo trong mô hình doanh nghiệp số

  • Lãnh đạo và đội ngũ nhân viên thực sự thấu hiểu về chuyển đổi số và kiên trì, quyết tâm thực hiện

  • Doanh nghiệp tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, hạ tầng và các kỹ năng nhằm khích lệ nhân viên thích nghi với quá trình chuyển đổi số. 

Quy trình vận hành

Các vấn đề nhà lãnh đạo cần giải quyết đối với quy trình vận hành: 

  • Quy trình cốt lõi của doanh nghiệp của doanh nghiệp đang được chuyển đổi số ở mức độ nào, vẫn còn tiềm năng nào chưa được khai thác?

  • Phương án tự động hóa quy trình nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao trải nghiệm khách hàng 

  • Phương án số hóa hàng loạt các quy trình nhỏ hoặc vừa nhằm đẩy nhanh hiệu suất làm việc.

  • Phương án tối ưu hóa các yếu tố trong chuỗi cung ứng của mình, tích hợp hiệu quả các yếu tố bằng công nghệ số.

  • Có các quy trình và biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, cũng như các công cụ đảm bảo quản lý hiệu quả các dự án, đề xuất chuyển đổi số không?

Cơ cấu và quản trị 

Ngoài các yếu tố trên, cơ cấu và quản trị cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến quá trình thiết kế quy trình cũng như chuyển đổi số, vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau: 

  • Các quy trình, sáng kiến chuyển đổi số đang được doanh nghiệp điều hành một cách riêng biệt hay tích hợp vào chung hệ thống?

  • Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản trị phù hợp cho quá trình chuyển đổi số.

  • Thiết lập vị trí chuyên trách có vai trò giám sát, hướng dẫn các bộ phận chức năng thực hiện các dự án, sáng kiến chuyển đổi số

  • Doanh nghiệp đã thiết lập các chỉ số hiệu suất và biện pháp khuyến khích chuyển đổi số trong giai đoạn đầu chưa?

  • Doanh nghiệp đã sẵn sàng về ngân sách cho quá trình chuyển đổi số lâu dài.

Văn hóa 

Chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến văn hóa. Vì vậy, bạn cần đặt vấn đề và lên phương án giải quyết các vấn đề sau: 

  • Văn hóa doanh nghiệp hiện tại có thuận lợi cho điều kiện số hóa không? (Như độ minh bạch thông tin, tốc độ ra quyết định, mức độ tập trung vào đổi mới và khám phá 

  • Văn hóa truyền thống có thay đổi được không? Lãnh đạo và nhân viên có sẵn sàng thích nghi với văn hóa mới với công nghệ số.

  • Phương án nuôi dưỡng văn hóa hướng đến dịch vụ và lấy khách hàng làm trọng tâm.

  • Phương án xây dựng thương hiệu liên kết với sự sáng tạo trong thời đại công nghệ số 

Các công nghệ chuyển đổi số Doanh nghiệp cần biết

Thương mại điện tử và chuyển đổi số 

Theo ông Nguyễn Thế Quang Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)  cho rằng “Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số”. Từ năm 2020, thương mại điện tử đã được các doanh nghiệp ứng dụng nhằm thúc đẩy doanh thu và hỗ trợ xuất nhập khẩu, mang đến những bước phát triển vượt trội. Đặc biệt, sau khoảng thời gian dịch Covid - 19, thương mại điện tử gần như là điều bắt buộc của mọi doanh nghiệp.

Sau dịch Covid - 19, xu hướng tiêu dùng online đã phát triển mạnh mẽ 


Theo đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng ở khắp nơi trên đất nước với chi phí marketing, chi phí vận hành và nhân sự khi tham gia vào sàn thương mại điện tử.

Tuy nhiên, muốn mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các phương án thống nhất về kho, số lượng sản phẩm, chương trình giảm giá trên từng sàn thương mại điện tử để việc quản lý được thuận lợi và tránh xảy ra sai sót.

ERP và chuyển đổi số 

Trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, ERP đóng vai trò không thể thiếu giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý và phân phối dữ liệu có được một cách hiệu quả và đồng nhất, tránh sự trùng lặp và sai sót có thể xảy ra nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về tổng thể quản trị của doanh nghiệp.

ERP mang lại cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh, nhân sự, kho, tài chính, sản xuất,... từ đó giúp nhà lãnh đạo kịp thời đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả. 

Trong giai đoạn hiện tại, các ERP đã được triển khai tại các doanh nghiệp đa quy mô từ nhỏ đến tập đoàn đa quốc gia.

Marketing automation và chuyển đổi số

Marketing Automation giúp các công việc thường ngày của bộ phận marketing được xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp, giảm thiểu sai sót và gia tăng sự trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, nhân sự Marketing cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí quảng cáo nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng. 

Nền tảng này giúp doanh nghiệp tìm kiếm, xác định được tệp khách hàng tiềm năng, đồng thời nuôi dưỡng họ để chuẩn bị thật tốt cho quá trình bán hàng sau này. Từ đó, tăng tỷ lệ thuyết phục khách hàng và chốt đơn thành công. 

Bên cạnh đó, Marketing automation còn hỗ trợ điều phối thông điệp quảng cáo đa kênh đến khách hàng như facebook, messenger, email, landing page, zalo,...giúp rút ngắn thời gian thực hiện thao tác trên từng kênh. 

Từ những ưu điểm trên có thể tăng tỉ lệ chuyển đổi, đồng thời cải thiện chỉ số marketing ROI của chiến dịch. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng “Marketing Automation thúc đẩy 14,5% doanh thu và giảm 12,2% chi phí Marketing” 

Có thể nói, trong tương lai Marketing automation sẽ là công cụ không thể thiếu trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu suất làm việc của đội marketing & sale, tính toán chi phí một cách chính xác hơn và cải thiện marketing ROI của chiến dịch 

Chuyển đổi số đang diễn ra từng giờ, từng ngày tại từ các doanh nghiệp SMEs và tập đoàn lớn. Vì vậy, để doanh nghiệp không bị bỏ lại trong thời đại công nghệ 4.0, nhà lãnh đạo cần xem xét và lên phương án chuyển đổi số phù hợp với tình trạng doanh nghiệp của mình.